Tìm hiểu các cách để đo giá trị điện trở

Điện trở là một linh kiện điện tử phổ biến và thường thấy trong hầu hết các mạch điện  tử. Điện trở có tác dụng cản trở dòng điện giúp khống chế dòng điện không bị qua tải khi đi qua các thiết bị hoặc linh kiện khác. Vậy làm cách nào để biết điện trở hoạt động có chính xác hay không, cách đo giá trị điện trở như thế nào? Mời bạn tham khảo trong bài viết dưới đây

Điểm danh một số thiết bị có thể đo giá trị điện trở

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ càng nhiều thiết bị có thể sử dụng để đo lường giá trị điện trở. Một số dùng để đo các giá trị cơ bản, một số lại dùng cho các ứng dụng chuyên nghiệp. Hãy cùng điểm quả một số thiết bị có thể dùng để đo giá trị điện trở nhé

Đồng hồ vạn năng, ampe kìm: Đây là hai thiết bị đơn giản và được sử dụng rộng rãi bởi các thợ sửa chữa điện do mức giá thành rẻ, khả năng đo lường đa dạng. Ngoài khả năng kiểm tra hai thông số chính là dòng điện và điện áp, các dòng VOM và đồng hồ kẹp còn được trang bị thêm nhiều tính năng phụ như đo điện trở, đo tụ, nhiệt độ… Tuy nhiên, dải đo sẽ không rộng chỉ đo được các loại điện trở thông dụng, độ chính xác không cao, khả năng đáp ứng lâu

Đồng hồ đo LCR: Đúng như tên gọi của nó đồng hồ đo LCR là loại thiết bị chuyên sâu hơn để đo các thông số cuộn cảm (L), tụ điện (C) và điện trở (R). Nó cho dải đo rộng hơn, khả năng đo nhanh và chính xác hơn so với VOM, Ampe kìm. Ngoài ra, để nâng cao độ chính xác bạn củng có thể tham khảo các dòng máy đo LCR để bàn

Nhíp đo linh kiện: Về cơ bản nhíp đo linh kiện củng được xem là một thiết bị đo LCR nhưng có kích thước nhỏ gọn hơn. Dùng kiểm tra các loại linh kiện dán SMD trực tiếp trên mạch, với khả năng đo lường tự động chỉ cần kẹp 2 đầu nhíp vào linh kiện, thiết bị sẽ tự động chọn dải đo và nhận biết linh kiện để cho ra kết quả nhanh chóng nhất

Cách sử dụng các thiết bị để đo giá trị điện trở

Sử dụng đồng hồ vạn năng số đo điện trở

đo điện trở bằng vom số

Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điện trở Ω.
Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
Bước 3: Đặt 2 que đo của đồng hồ vạn năng số vào 2 đầu điện trở (Đo song song). Ở đồng hồ vạn năng số bạn không cần chỉnh thang đo, thiết bị sẽ tự chọn thang đo phù hợp
Bước 4: Tắt nguồn mạch cần đo
Bước 5: Đo điện trở, có thể đo lại lần 2 để có được kết quả chính xác nhất.
Bước 6: Đọc kết quả trên màn hiển thị.

Sử dụng đồng hồ vạn năng kim đo điện trở

đo điện trở bằng vom kim

Bước 1: Để thang đồng hồ vạn năng về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 ohm hoặc x10 ohm, nếu điện trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc 10Kohm. => sau đó chập hai que đo và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0 ohm.
Bước 2: Chuẩn bị đo .
Bước 3: Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo , Giá trị đo được = chỉ số thang đo X thang đo
Ví dụ: nếu để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700 ohm = 2,7 K ohm
Bước 4: Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút , như vậy đọc trị số sẽ không chính xác.
Bước 5: Nếu ta để thang đo quá thấp , kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng không chính xác.

Để tìm hiểu cách đo điện trở bằng hai loại đồng hồ vạn năng số và kim với đầy đủ lưu ý mời bạn tham khảo tại bài viết sau đây

Sử dụng Ampe kìm đo điện trở

Đo điện trở bằng ampe kìm

Về mặt cơ bản, việc sử dụng Ampe để đo điện trở các bước sẽ tương tự như đồng hồ vạn năng số

Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điện trở Ω.
Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
Bước 3: Đặt 2 que đo của ampe vào 2 chân điện trở (Đo song song). Đối với các dòng ampe kìm điện tử, thiết bị sẽ tự chọn dải đo để có độ chính xác tốt nhất. Đối với ampe kìm analog vui lòng xem hướng dẫn chọn dải đo tương tự VOM kim
Bước 4: Tắt nguồn mạch cần đo
Bước 5: Đo điện trở, có thể đo lại lần 2 để có được kết quả chính xác nhất.
Bước 6: Đọc kết quả trên màn hiển thị.

Sử dụng đồng hồ đo LCR đo điện trở

Sử dụng đồng hồ đo LCR đo điện trở R

Đồng hồ đo LCR là thiết bị chuyên nghiệp để đo giá trị điện trở. Nó cho phép thực hiện nhanh chóng hầu hết các phép đo liên quan đến điện trở ngay cả trên mạch bằng cách thay đổi các dạng đầu đo theo máy

Bước 1: Chuyển về chức năng đo điện trở R
Bước 2: Chọn loại que đo phù hợp (đầu cá sấu cho loại thông thường, đầu kẹp nhíp cho linh kiện dạng SMD)
Bước 3: Thay đổi dải tần số thử phù hợp để có độ chính xác cao nhất
Bước 4: Đọc giá trị hiển thị màn hình đồng hồ

Sử dụng nhíp đo LCR linh kiện

Nhíp đo có thể được xem là một sự phát triển lớn trong việc kiểm tra linh kiện điện tử, nó mang một thiết kế độc đáo và vô cùng nhỏ gọn có thể dễ dàng mang theo khi đi sửa chữa bên ngoài. Ngoài ra, với dạng đầu đo dạng nhíp nhọn này nó cho phép kiểm tra các linh kiện dán  trực tiếp trên mạch dễ dàng mà không cần phải tháo rời

Cách sử dụng của nhíp đo LCR để kiểm tra điện trở củng rất đơn giản bạn chỉ cần kẹp 2 đầu nhíp vào 2 chân của điện trở thiết bị sẽ tự chọn chức năng đo và dải đo phù hợp. Theo dõi clip dưới đây để hiểu rõ thêm nhé

Trên đây là bài viết tổng hợp về các loại thiết bị có thể dùng để đo thông số điện trở. Để mua các dòng máy đo LCR với mức giá tốt nhất. Bạn vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG
028 3977 8269 / 028 3601 6797
Email: sales@lidinco.com   Website: https://lidinco.com/
14 Thiên Phước, Phường 9, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Việt Nam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *