Thương hiệu

sản phẩm
Hiển thị:

Máy đo lực kéo là gì?

Máy đo lực hay còn gọi là đồng hồ đo lực là một thiết bị được sử dụng để đo lường và ghi lại độ lớn của lực tác động lên một vật thể bất kỳ. Một số loại lực mà bạn có thể dễ dàng đo bằng máy đo lực như lực kéo, lực căng, lực nén.

Máy đo lực được sử dụng phổ biến rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp trong các quy trình kiểm tra chất lượng, thử nghiệm vật liệu hoặc các quy trình đo lường khác

Cấu tạo của đồng hồ đo lực

Dưới đây hãy cùng Chuyên Thiết Bị tham khảo cấu trúc cơ bản của đồng hồ đo lực điện tử

Cảm biến lực (Load cell): là bộ phân quan trọng của máy đo lực, cảm biến có tác dụng nhận các tín hiệu lực từ thử nghiệm cần đo và biến đổi độ lớn của lực thành tín hiệu điện (thương là tín hiệu điện trở hoặc analog). Cảm biến lực. Độ chính xác của máy đo lực phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của cảm biến

Bộ chuyển đổi tín hiệu (Signal processing unit): bộ chuyển đổi tín hiệu giúp sẽ giúp biến đổi các tín hiệu điện thu từ cảm biến thành tín hiệu kỹ thuật số, tín hiệu số này sẽ được hiển thị trên màn hình đo để người dùng có thể đọc được giá trị độ lớn của lực

Màn hình hiển thị (Display unit): màn hình hiển thị sẽ là nơi mà bạn đọc giá trị lực đo, các giá trị lực đo có thể được hiển thị ở nhiều định dạng lực khác nhau như N (newton), lb (pound), g hoặc kg. Ngoài ra, cũng có thể hiển thị thêm các thông số đo liên quan hoặc các chức năng khác

Bộ điều khiển và phím chức năng (Control and Function buttons): dĩ nhiên trên bất kỳ loại máy đo nào đều có các phím chức năng và máy đo lực cũng vậy. Một số phím chức năng cơ bản mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp như: Tắt/Mở, ghi dữ liệu, chuyển đổi đơn vị đo…

Các cổng kết nối (Interface): để lưu trữ dữ liệu đo bạn sẽ cần các cổng kết nối đến bộ nhớ USB, thẻ nhớ hoặc các cổng truyền dữ liệu đến máy tính lưu trữ. Ngoài ra, cổng sạc cũng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu giúp thiết bị hoạt động

Nguồn cung cấp (Power supply): Máy đo lực cần nguồn cung cấp điện để hoạt động. Thông thường, nó sử dụng pin hoặc nguồn điện AC thông qua bộ chuyển đổi cung cấp điện.

Nguyên lý hoạt động của máy đo lực

Bước 1: thiết lập, đảm bảo máy đo lực đã được kết nối đúng cách. Các bộ phận như cảm biến lực, bộ xử lý tín hiệu, bộ hiển thị, mẫu đo

Bước 2: áp dụng lực tác động lên máy đo bằng cách kéo hoặc đẩy vật thể hoặc vật liệu cần đo. Việc tác động lực có thể được thực hiện bằng phương pháp thủ công hoặc bằng máy

Bước 3: Khi mẫu bắt đầu được kéo, độ lớn của lực sẽ bắt đầu được ghi lại và hiển thị trên màn hình đo

Bước 4: Dữ liệu đo lực có thể được lưu trữ trong bộ nhớ máy đo lực hoặc truyền đến hệ thống ghi nhận dữ liệu ngoại vi để có thể tiến hành các bước phân tích 

Bước 5: Kết quả đo lực có thể được đánh giá và phân tích để đưa ra các quyết định hoặc kết luận. Các phân tích có thể bao gồm so sánh với một ngưỡng cụ thể, theo dõi sự thay đổi của lực theo thời gian, hoặc so sánh giữa các mẫu đo khác nhau và tìm ra kết quả

Ứng dụng của đồng hồ đo lực kéo

Ứng dụng trong công nghiệp

  • Kiểm tra độ bền và an toàn: sử dụng máy đo lực căng, lực kéo giúp kiểm tra độ an toàn khi sử dụng các vật dụng như dây cáp, dụng cụ nâng hạ, vật liệu xây dựng, phụ tùng ô tô
  • Kiểm tra hệ thống treo và phanh: phổ biến trong ngành ô tô để đánh giá các hệ thống phanh treo, phanh và truyền động
  • Đo lực kéo và nén: đo lực kéo trong quá trình sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng của các thành phần và sản phẩm công nghiệp
  • Kiểm tra độ co dãn:
Ứng dụng trong nghiên cứu khoa học
  • Nghiên cứu vật liệu: giúp nghiên cứu các đặc tính cơ học của vật liệu giúp tìm các phương pháp cải tiến vật liệu hữu hiệu hơn
  • Nghiên cứu lực tác động: đồng hồ đo lực được sử dụng để đo lực tác động và phân tích các quá trình chuyển động và tương tác lực.
  • Nghiên cứu sinh học và y học: đo lực được sử dụng để đo lực tác động trong các thí nghiệm về cơ học cơ thể, phân tích tải trọng, và đo lực cần thiết trong quá trình phẫu thuật
Ứng dụng trong đo lường và kiểm tra chất lượng
  • Đo lường lực căng: kiểm tra lực căng và kiểm tra chất lượng các ngành dệt may, dây cáp, dây điện..
  • Đo lực nén và đo lực nổ: giúp kiểm tra lực nén ép và lực nổ 
  • Kiểm tra cường độ và độ dẻo
  • Đo lực căng và kiểm tra độ bền

Mua máy đo lực, đồng hồ đo lực ở đâu?

Là loại máy đo chuyên dụng nên việc tư vấn kỹ thuật trước khi mua là không thể thiếu. Do đó, bạn cần chọn lựa các nhà phân phối có kinh nghiệm lâu năm trong việc cung cấp dòng máy này trên thị trường

Lidinco với kinh nghiệm hơn 10 năm trong việc phân phối thiết bị đo lường, với phương châm luôn mang đến cho khách hàng các sản phẩm chất lượng, đáp ứng tốt cho yêu cầu công việc của quý khách, hy vọng sẽ mang đến cho bạn dịch vục bán hàng và hậu mãi tốt nhất

Vui lòng liên hệ cho Lidinco theo thông tin bên dưới để được tư vấn thêm về việc chọn mua sản phẩm

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG

  • Trụ sở chính: 487 Cộng Hòa, P. 15, Q. Tân Bình, TP. HCM
  • Điện thoại: 028 3977 8269 / 028 3601 6797
  • Email: sales@lidinco.com
  • VP Bắc Ninh: 184 Bình Than, P. Võ Cường, TP. Bắc Ninh
  • Điện thoại: 0222 7300 180
  • Email: bn@lidinco.com
  • Hotline: 0906.988.447
Hiển thị đầy đủ