Cảm biến áp suất là gì?

Cùng tìm hiểu xem cảm biến áp suất là gì? Ứng dụng và phân loại của chúng như thế nào

Cảm biến áp suất(pressure sensore) là thiết bị dùng để đo áp suất của chất khí hoặc chất lỏng.  Áp suất là một biểu thức của lực cần thiết để ngăn chất lỏng giãn nở và thường được biểu thị dưới dạng lực trên một đơn vị diện tích. Một pressure sensor sẽ chuyển đổi tín hiệu áp suất thu được sang dạng tín hiệu điện.

cảm biến áp suất

Ứng dụng cảm biến áp suất:

Cảm biến áp suất được sử dụng để điều khiển và ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Chúng cũng có thể được sử dụng để đo các thông số khác như lưu lượng chất lỏng / khí, tốc độ, mực nước và độ cao. Pressure sensor có nhiều loại như bộ chuyển đổi áp suất (pressure transducer), bộ truyền áp suất (pressure transmitter), bộ gửi áp suất (pressure sender), chỉ báo áp suất (pressure indicator), áp kế piezometer manometer,...

một số loại cảm biến áp suất

Chúng còn được thiết kế để có thể đo được trong cả trạng thái động. Nhằm cảm ứng được sự thay đổi cực nhanh của áp suất. Ví dụ như các cảm biến được sử dụng để đo áp suất đốt cháy trong động cơ xy lanh hoặc trong tua bin khí. Các loại cảm biến này thường được sản xuất từ ​​vật liệu áp điện như thạch anh.

Còn một số loại pressure sensor khác như công tắc áp suất ( tự động bật/ tắt tại áp suất xác định). Ví dụ như trạm bơm nước có thể được điều khiển bằng công tắc áp suất để tự xả nước khi đầy.

Phân loại cảm biến áp suất:

Pressure sensor có thể được phân loại theo phạm vi áp suất, phạm vi nhiệt độ hoạt động và loại áp suất. Chúng còn được đặt tên khác nhau tùy theo mục đích của sử dụng, các loại cảm biến cùng nguyên lý hoạt động có thể được sử dụng dưới các tên gọi khác nhau:

  • Cảm biến áp suất tuyệt đối (Absolute pressure sensor):

Được sử dụng phổ biến nhất để đo những thay đổi về áp suất khí quyển hoặc máy đo độ cao. Các ứng dụng này yêu cầu tham chiếu đến áp suất cố định vì chúng không thể được tham chiếu đơn giản đến áp suất môi trường xung quanh.

  • Gauge pressure sensor:

gauge pressure sensor

Đo áp suất so với áp suất khí quyển. Đồng hồ đo áp suất lốp là một ví dụ về gauge presure sensor. Khi nó chỉ số 0, thì áp suất nó đang đo bằng với áp suất môi trường xung quanh. Hầu hết các cảm biến để đo lên đến 50 bar được sản xuất theo cách này.

  • Cảm biến áp suất chân không (Vacuum pressure sensor):

Được sử dụng để mô tả sensor đo áp suất dưới áp suất khí quyển, cho thấy sự khác biệt giữa áp suất thấp và áp suất khí quyển, nhưng nó cũng có thể được sử dụng để mô tả một cảm biến đo áp suất tuyệt đối so với chân không.

  • Cảm biến chênh lệch áp suất (Differential pressure sensor):

cảm biến đo chênh lệch áp suất

Đo sự chênh lệch giữa hai áp suất, một áp suất được kết nối với mỗi bên của cảm biến. Cảm biến chênh lệch áp suất được sử dụng để đo nhiều đặc tính, chẳng hạn như độ giảm áp suất qua bộ lọc dầu hoặc bộ lọc khí, mức chất lỏng. Bằng cách so sánh áp suất trên và dưới chất lỏng. Hoặc tốc độ dòng chảy (bằng cách đo sự thay đổi áp suất qua một giới hạn).

  • Cảm biến áp suất kín (Sealed pressure sensor):

Đo áp suất liên quan đến một số áp suất cố định hơn là áp suất khí quyển xung quanh (thay đổi theo vị trí và thời tiết).

Cung cấp cảm biến áp suất chính hãng:

Lidinco chuyên cung cấp các dòng cảm biến dùng để đo áp suất trong các ứng dụng chuyên biệt từ các thương hiệu lớn như Dytran, HBM, PCE.... Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng, chế độ bảo hành minh bạch, rõ ràng, hỗ trợ tư vấn miễn phí. Để được tư vấn và đặt hàng, hãy liên hệ ngay:

Công Ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Cuộc Sống

Địa chỉ: 487 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, TPHCM, Việt Nam

Điện thoại: 028 3977 8269 / 028 3601 6797

Di động: 0906 988 447

Email: sales@lidinco.com

Hiển thị đầy đủ