Công nghiệp 4.0

cong nghiep 4.0

Công nghiệp 4.0 ngày càng phổ biến và được biết đến nhiều hơn do sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo và ngành công nghiệp số. Nhưng lại công nghiệp 4.0 không chỉ nằm gọn trong một môi trường công nghệ mà còn ảnh hưởng đến cả một nền công nghiệp hiện đại mà chúng ta gọi là “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0’hay còn được biết đến như một cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?

Quay về lịch sử để hiểu rõ hơn về sự hình thành cuộc cách mạng lần thứ 4:

lich su canh mang cong nghiep

Bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên, đây chính là khởi đầu cho sự phát triển công nghệ hiện đại khi có thể thay đổi được hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp đã tồn tại suốt 17 thế kỷ bằng những động cơ hơi nước. Việc một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá. Đã khiến năng suất sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.

Đến năm 1870 khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất trôi qua được khoảng 86 năm chưa tới một thập kỷ nền công nghiệp một lần nữa bước sang trang mới. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, và đặc biệt là sản xuất và tiêu dùng hàng loạt. Việc chuyển đổi từ công nghiệp dây chuyền điện – cơ khí sang giai đoạn tự động cục bộ trong sản xuất tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt. 

Đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3, sự ra đời của công nghệ thông tin đã đặt nền móng cho công nghiệp sản xuất tự động hóa. Đây được gọi là cuộc cách mạng máy tính và tự động hóa tạo ra một bước một đệm để tiến tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. 

Công nghệ 4.0 là sự thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số thông qua việc tích hợp các hệ thống và quy trình khác nhau thông qua hệ thống máy tính được kết nối với nhau qua chuỗi cung ứng và giá trị. Tạo tiền đề cho cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4 cuộc cách mạng của trí tuệ nhân tạo, Vạn vật kết nối (IoT) và Big data.

Hiểu rõ về công nghiệp 4.0

Bản chất của cuộc cách mạng lần thứ tư là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất, công nghệ 3D đặc biệt là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa và người máy.

Bước vào cuộc cách công nghiệp 4.0 là bước vào môi trường kinh doanh toàn cầu. Công nghệ 4.0 không chỉ ảnh hưởng đến toàn bộ ngành công nghiệp sản xuất, mà còn có ngành công nghiệp dịch vụ, tài chính, chăm sóc sức khỏe và tiêu dùng. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).

Trí tuệ nhân tạo (AI): những năm gần đây trí tuệ nhân tạo hay còn được gọi là trí tạo AI đã không còn là những nhân vật tưởng tượng trên những bộ phim nữa mà đã bước ra ngoài đời thực và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện tại. Đây là công nghệ lập trình cho máy móc với các khả năng như: 

  • Học tập: tìm kiếm, thu thập, áp dụng các quy tắc sử dụng thông tin. 
  • Khả năng lập luận: đưa ra các phân tích, dự đoán chính xác hoặc gần chính xác.
  • Khả năng tự sửa lỗi. 

Internet of things (IoT): Mạng Internet đã xâm nhập vào đời sống thường nhật của con người, giúp các thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính, tivi, lò vi sóng thông minh, xe ô tô tự lái,…) có thể kết nối và hỗ trợ cho cuộc sống qua việc kết nối với một mạng Internet duy nhất. 

Internet vạn vật (IoT) mô tả các đối tượng vật lý hàng ngày được kết nối với internet và có thể tự nhận dạng chúng với các thiết bị khác. Theo ước tính sẽ có hơn 24 tỷ thiết bị IoT trên Trái đất vào năm 2020 (khoảng bốn thiết bị cho mỗi người trên trái đất) và 6 tỷ đô la sẽ được chi cho các giải pháp IoT. 

Big Data: hay còn được biết đến là kho dữ liệu lớn, cho phép thu thập và lưu trữ dữ liệu lớn. Đối với bất kỳ ngành nghề nào đều vô cùng quan trọng đặc biệt đối với ngành marketing đây là nơi có thể thu thập được một lượng lớn thông tin bao gồm thông tin cá nhân của từng khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp nhận ra các xu hướng, nhu cầu, mong muốn.. của người tiêu dùng một cách hiệu quả, và từ đó giúp doanh nghiệp có thể tạo ra những chiến lược đúng đắn và hiệu quả trong mỗi giai đoạn.

Sự thay đổi mô hình trong Công nghiệp 4.0 dựa trên các nguyên lý:

  • Khả năng tương tác với vạn vật: khả năng giao tiếp của tất cả các yếu tố của nhà máy, hệ thống vật lý không gian mạng, robot, hệ thống thông tin doanh nghiệp, sản phẩm thông minh và con người, cũng như hệ thống phần ba.
  • Phân cấp: năng lực lập trình các quy trình phụ tự trị trong nhà máy với các yếu tố vật lý không gian mạng với khả năng đưa ra lệnh một cách tự chủ.
  • Phân tích thời gian thực: khả năng thu thập và phân tích lượng lớn dữ liệu (Dữ liệu lớn) cho phép giám sát, kiểm soát và tối ưu hóa các quy trình, tạo điều kiện cho mọi kết quả và quyết định xuất phát từ quy trình ngay lập tức và tại mọi thời điểm.
  • Ảo hóa: khả năng tạo ra một bản sao ảo bằng cách thu thập dữ liệu và mô hình hóa các quy trình công nghiệp (vật lý), thu được các mô hình nhà máy ảo và mô hình mô phỏng.
  • Định hướng dịch vụ: khả năng chuyển giá trị mới được tạo ra cho khách hàng dưới dạng dịch vụ mới hoặc dịch vụ cải tiến với việc khai thác các mô hình kinh doanh đột phá mới.
  • Tính module và khả năng mở rộng: tính linh hoạt và độ co giãn để thích ứng với nhu cầu của ngành công nghiệp và kinh doanh mọi lúc, với khả năng mở rộng năng lực kỹ thuật của hệ thống theo yêu cầu kỹ thuật theo yêu cầu của sự phát triển của nhu cầu kinh doanh trong từng trường hợp.

Khi nào một hệ thống được coi là công nghiệp 4.0

Theo tờ Forbes một doanh nghiệp được coi là công nghiệp 4.0 sau đây:

  • Khả năng giao tiếp/ Vạn vật kết nối: thiết bị máy móc, cảm biến và con người phải được kết nối và liên lạc với nhau.
  • Thông tin minh bạch: Hệ thống ảo sẽ tạo ra một bản sao của thế giới thật. Và bản sao này được định hình thông qua các dữ liệu thu thập được từ các hệ thống máy móc và bộ cảm biến… 
  • Kỹ thuật: Hệ thống tự động hóa có thể tự đưa lệnh và tự xử lý các vấn đề trợ giúp con làm những công việc khó và nguy hiểm, độc hại.
  • Khả năng ra quyết định theo mô hình phân tán: Máy móc sẽ tự ra quyết định và xử lý các vấn đề đơn giản nhanh chóng và hoàn toàn tự động. Có nghĩa là con người không cần phải nhúng tay vào quy trình đó.

nha may thong minh

 Lợi ích của cuộc cách mạng công nghiệp  4.0

Công nghiệp 4.0 mở ra một cuộc cách mạng tự động hóa giúp việc các công ty, doanh nghiệp, nhà máy có thể dễ dàng kết nối hợp tác và chia sẻ thông dữ liệu. Cải thiện năng suất và khả năng cạnh tranh, cho phép chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số và cung cấp cơ hội để đạt được tăng trưởng kinh tế và bền vững.  

Trong môi trường của Công nghiệp 4.0, tất cả các bên trong chuỗi cung ứng chia sẻ dữ liệu từ các trang web sản xuất, phương tiện, kho hàng và cơ sở dữ liệu của họ trong thời gian thực (real time). Real time POS  (Point of Sale) và dữ liệu hàng tồn kho được cập nhật liên tục để người dùng hiểu tình hình kinh doanh.  Đơn đặt hàng khẩn cấp của khách hàng có thể được cập nhật kịp thời và đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. Tình trạng và vị trí của sản phẩm có thể theo dõi và có thể kiểm soát. 

Công nghiệp 4.0 nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu thông qua sự hợp tác các công ty và các chuỗi cung ứng. Có thể thấy rằng trong tương lai các sản phẩm sẽ không còn được xây dựng bởi một công nhân mà bởi một robot hoặc lập trình viên. Những lợi ích mà Công nghiệp 4.0 mang lại cho các doanh nghiệp được tóm tắt cụ thể như sau:

  • Tăng năng suất và doanh thu: Với sự gia tăng hiệu quả, giảm chi phí hoạt động dẫn đến tăng doanh thu và lợi nhuận.Điều này cũng thúc đẩy cải tiến về năng suất.  Công nghiệp 4.0 là một trong những động lực chính giúp tăng doanh thu và tăng trưởng GDP của các quốc gia.  
  • Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Các nhà máy thông minh đều được kết nối vì vậy một mạng lưới kết nối các nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh và các hệ thống sản xuất thông minh khác là cực kì cần thiết. Các hệ thống sản xuất vật lý điện tử cho phép các nhà máy và cơ sở sản xuất phản ứng nhanh chóng và đúng đắn với những thay đổi về mức độ nhu cầu của khách hàng, mức độ chứng khoán, lỗi máy và sự chậm trễ không lường trước.  Tiếp thị thông minh, hậu cần thông minh và dịch vụ khách hàng thân mật cũng rất quan trọng trong toàn bộ chuỗi giá trị. Việc tích hợp tạo điều kiện cho việc thiết lập và bảo trì các mạng tạo ra và gia tăng giá trị. Nó cũng có thể có nghĩa là sự tích hợp của các mô hình kinh doanh mới trên khắp các quốc gia và thậm chí trên khắp các châu lục, tạo nên một mạng lưới toàn cầu.  
  • Phát triển công nghệ tăng tốc: Công nghiệp 4.0 cung cấp một nền tảng cho cơ sở đổi mới hơn nữa với các công nghệ đang phát triển. Hệ thống sản xuất và dịch vụ có thể được phát triển hơn nữa.  Ví dụ, với các ứng dụng điện thoại di động, ngày càng có nhiều nhà phát triển sử dụng API mở để kết hợp các ứng dụng và xem xét các công nghệ sẽ là một cải tiến trên GPS, RFID, NFC và thậm chí cả cảm biến gia tốc được nhúng trong điện thoại thông minh tiêu chuẩn.  
  • Dịch vụ khách hàng tốt hơn: Công nghiệp 4.0 có thể theo dõi phản hồi của khách hàng theo thời gian thực để cung cấp dịch vụ tốt hơn các trải nghiệm khách hàng.

Hệ quả công nghiệp 4.0

Với ba cuộc cách mạng trước đó nhân loại từng trải qua, những thay đổi cực kì lớn về mặt xã hội đã diễn ra qua từng cuộc cách mạng. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đã diễn ra một cách ngoạn mục và con người có thể sẽ không lường trước được các vấn đề xã hội và những tác động đến xã hội như thế nào trong tương lai sắp tới.

Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng mang theo hệ quả như như những ba cuộc cách mạng trước đó. Trong đó điều các nhà nghiên cứu kinh tế lo lắng nhất chính là cuộc cách mạng này có thể mang lại sự bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là ở khả năng phá vỡ thị trường lao động. 

Khi công nghệ trí tuệ nhân tạo, robot có thể thực hiện và ghi nhớ mọi mệnh lệnh một cách tự động. Điều đó khiến doanh nghiệp cân nhắc đến việc sự chênh lệch giữa lợi nhuận so với vốn đầu tư và lợi nhuận so với sức lao động.

Mặc khác lao động tri thức sẽ thành tri thức sẽ là yếu tố quan trọng của sản xuất trong tương lai và làm phát sinh một thị trường việc làm ngày càng tách biệt thành các mảng “kỹ năng thấp/lương thấp” và “kỹ năng cao/lương cao”, do đó dễ dẫn đến sự phân tầng xã hội một cách rõ ràng.

Dù cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ còn mang đến nhiều nhiều lo ngại về vấn đề công việc khi máy móc thể mà tất cả mọi việc một vài nghiên cứu tin rằng. Việc giảm tổng số việc làm là không thể. Bởi, siêu tự động hóa và siêu kết nối có thể nâng cao năng suất những công việc hiện tại và tạo ra nhu cầu về những công việc hoàn toàn mới.

Sự ra đời của “cobots”, tức robot hợp tác có khả năng di chuyển và tương tác, sẽ giúp các công việc kỹ năng thấp đạt năng suất nhảy vọt. Tuy nhiên, những người bị ảnh hưởng nặng nhất có thể là lực lượng lao động có kỹ năng thấp do sự phát triển của siêu tự động hóa và siêu kết nối, với trí tuệ nhân tạo những đối tượng này sẽ bị tác động đáng kể. 

Ngoài yếu tố con người vấn đề an ninh mạng, bảo mật cũng là một mối quan tâm đáng lo ngại, khi mà mọi dữ liệu đều được số hóa và chuyển vào máy tính, các thiết bị IoT dễ bị đe dọa và đôi khi những mối đe dọa này có thể là gây ra thảm họa khi bị đánh cắp những dữ liệu bảo mật quan trọng mang vị trí chiến lược. 

Kỹ năng và trình độ giáo dục của người lao động làm việc trong các quy trình dựa trên công nghiệp 4.0 cần phải được cải thiện, nâng cấp. Dưới sự thay đổi vượt trội của khoa học công nghệ, con người cũng phải thay đổi liên tục và cập nhật để có thể bắt kịp, hòa nhập vào thời đại.

Việc quá phụ thuộc vào máy móc có thể khiến doanh nghiệp mắc phải những thiệt hại nghiêm trọng giữa vấn đề tài chính bởi các chi phí chuyển đổi , thay đổi và bảo trì máy móc là rất lớn. 

Nền công nghiệp 4.0 tại Việt Nam

Nền công nghiệp 4.0 là nền công nghiệp xu hướng tất yêu mà Việt Nam phải hướng tới để bắt kịp các nước phát triển trên thế giới với các công nghiệp thông minh như: trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, tự động hoá, công nghệ in 3D và người máy,… 

“Không nằm ngoài guồng quay, các doanh nghiệp Việt Nam cần có một lộ trình cụ thể để bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới trong cách mạng công nghiệp 4.0”, ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình nhấn mạnh.

Những doanh nghiệp viễn thông như Viettel, VNPT – VinaPhone hay MobiFone bên cạnh hứa hẹn về phát triển mạng 4G, 5G hay mạng cáp quang để làm nền tảng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì cũng đã có những cam kết phát triển đô thị thông minh ở các thành phố lớn của nước ta.

Tuy nhiên cũng sẽ có những vấn đề đặt ra với Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0 cần được các chuyên gia giúp Chính phủ làm rõ như: giảm bớt các xáo trộn, chuyển dịch lao động ở quy mô lớn khi các mô hình kinh doanh mới ra đời, xu hướng tự động hóa. 

Đào tạo lực lượng lao động chất lượng cao đồng đều, có khả năng thích ứng và năng lực đổi mới – sáng tạo. Tạo ra môi trường phát triển toàn diện, mang tính phổ cập giữa các vùng miền, để mọi người dân được hưởng lợi, không ai bị bỏ lại phía sau; nghĩa vụ tài chính, cạnh tranh công bằng giữa các loại hình kinh doanh cần phải kiểm soát tốt.

Cách mạng mạng công nghiệp lần thứ 4 mang đến cơ hội nhưng cũng đầy sự thách thức cả về chính trị, tài chính và con người. Nếu chính phủ các nước không hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ cho làn sóng công nghiệp 4.0, nguy cơ xảy ra bất ổn trên toàn cầu là hoàn toàn có thể. 

Lidinco là đơn vị cung cấp máy móc, thiết bị đáp ứng đầy đủ điều kiện cho nhà máy thông minh. Với nhiều loại hệ thống máy móc đa dạng, cùng đội ngũ kỹ sư nhiệt tình và những chính sách hậu mãi hấp dẫn. Để tham khảo thêm thông tin về các thiết bị hãy liên lạc với chúng tôi.

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG

028 3977 8269 / 028 3601 6797

Email: sales@lidinco.com,  Website: https://chuyenthietbi.com/

487 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, Tp.HCM, Việt Nam)

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *